Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Mẹo sử dụng bếp từ hiệu quả


Nói đến độ an toàn thì bếp từ chắc chắn là dòng bếp đứng đầu hiện nay. Bởi vậy, việc thay thế sử dụng bếp gas truyền thống sang bếp từ đang rất phổ biến. Tuy nhiên, vì bếp từ tích hợp nhiều tính năng mà không phải ai cũng biết cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất. Vậy thì hãy cùng tôi tìm hiểu những mẹo sử dụng bếp từ hiệu quả nhé.






1.     Sử dụng nồi nhiễm từ tốt

Bếp từ là dòng bếp kén nồi nấu. Bếp chỉ nhận những nồi nấu làm bằng các vật liệu dẫn từ như thép, gang, men sắt, inox. Những loại nồi này cho hiệu suất truyền nhiệt cao và ít gây tốn nhiệt.

Những dụng cụ bằng thủy tinh, sành sứ hay đồng, nhôm không nấu được trên bếp từ vì không nhiễm từ hoặc hiệu suất sinh nhiệt thấp.

Để nhận biết nồi có chất liệu phù hợp với bếp từ hay không rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt thanh nam châm vào đáy nồi, nếu thấy hút thì nồi có thể nấu trên bếp và ngược lại.

Sử dụng những loại nồi có đáy nhiễm từ tốt, đặc biệt là có đáy phẳng đảm bảo diện tích tiếp xúc với bếp là lớn nhất giúp nồi nấu bắt nhiệt nhanh, món ăn chín nhanh và đều hơn.

Nồi inox cao cấp OMS 5 đáy nấu cực nhanh trên bếp từ


2.     Không bật tắt bếp nhiều lần


Trong quá trình đun nấu, rất nhiều người sau khi nấu ăn xong 1 món lại tắt bếp để đi chuẩn bị món nấu tiếp theo. Cách làm này không những tốn thời gian mà còn khiến bếp từ tiêu tốn nhiều điện năng để khởi động lại bếp.
Bởi vậy, để tiết kiệm thời gian nấu nướng và tiết kiệm điện năng, chị em cần chuẩn bị đầy đủ các món cần nấu trước khi đun nấu để tránh bị gián đoạn và hao phí điện năng.

3.     Không đun nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian quá lâu

Khi bạn nấu với nhiệt độ cao trong thời gian quá lâu sẽ khiến nhiệt độ bếp rất cao, các linh kiện bên trong vì thế cũng bị nóng lên, lâu ngày nhiều lần như vậy sẽ giảm tuổi thọ các linh kiện của bếp.
Mặc dù ở những bếp từ thông minh, bếp sẽ tự động ngắt khi phát hiện quá nhiệt và khởi động đun nấu lại khi nhiệt độ bếp hạ xuống nhưng việc bếp bị ngắt và khởi động lại liên tục sẽ gây hao phí nhiều điện năng.

Bởi vậy, với những món cần đun nấu lâu thì khi nồi nấu đã sôi các bạn nên hạ nhiệt độ xuống thấp, đảm bảo đủ nhiệt cho nồi nấu sôi là được.

4.     Sử dụng nồi áp suất với các món ninh, hầm


Các món ninh, hầm đòi hỏi phải đun nấu trong thời gian dài. Sử dụng bếp điện với những món này sẽ rất tốn điện năng. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên sử dụng nồi áp suất. Với bếp từ thì nồi áp suất cần là nồi nhiễm từ. Bạn bỏ thức ăn vào nồi áp suất, đun sôi khoảng 10- 15 phút rồi ngắt bếp, công đoạn giữ nhiệt giúp món ăn chín mềm và nhừ sẽ do nồi áp suất giải quyết giúp bạn.

Sử dụng nồi áp suất với các món ninh, hầm giúp tiết kiệm điện năng


5.     Lưu ý vệ sinh bếp

Bếp từ sau khi đun nấu xong có thể sẽ bị thức ăn vương vãi trên mặt bếp, bạn cần vệ sinh lau chùi sạch sẽ chúng đảm bảo bếp luôn sáng bóng như mới. Tuy nhiên, ngay sau khi nấu ăn xong thì vùng nấu vẫn còn nóng, bạn không nên vệ sinh ngay vì có thể bị bỏng mà hãy chờ bếp nguội. Bạn cũng không nên ngắt nguồn điện ngay mà hãy để quạt gió của bếp làm nguội các linh kiện bên trong nhanh chóng hơn. 


Để sử dụng bếp từ hiệu quả và an toàn không hề khó đúng không các bạn? Hãy áp dụng ngay những mẹo hay trên đây để nấu ăn đơn giản, an toàn hơn và giữ gìn chiếc bếp gia đình được bền lâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét