Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Mẹo hay giữ cho bếp từ luôn như mới

Rất nhiều người hiện nay đang có xu thế chuyển sang dùng bếp từ thay cho bếp gas vì bếp từ rất an toàn lại có tính thẩm mỹ cao. Giữ cho bếp từ luôn được sáng đẹp như mới là điều người nội trợ nào cũng mong muốn. Vậy làm thế nào để giữ cho bếp từ luôn như mới? Hãy cùng blog về bếp từ tốt nhất tìm hiểu nhé.



                          Tìm hiểu các mã báo lỗi trên bếp từ

1.      Chọn nhiệt độ nấu phù hợp

Bếp từ hiện là dòng bếp nấu nướng nhanh nhất với hiệu suất nấu lên đến 90% vì truyền nhiệt trực tiếp, hạn chế tối đa sự hao phí nhiệt năng. Bởi vậy, nhiệt tác động lên nồi nấu là rất lớn. Do đó, khi bắt đầu nấu nướng thì bạn nên chọn mức nhiệt độ thấp, tránh để xoong nồi bị cháy dẫn đến để lại vệt cháy trên mặt bếp.


2.      Vệ sinh bếp thường xuyên và đúng cách


Với những vết bẩn nhẹ, dễ xử lý
-Với những vết bẩn này, bạn chỉ cần dùng khăn mềm lau chùi là có thể giúp mặt bếp sạch sẽ những vụn thức ăn rơi vãi. Mặt kính bếp từ là kính cường lực, sáng bóng nên việc lau chùi là vô cùng dễ dàng.

-Nếu muốn mặt bếp sáng bóng và sạch sẽ hơn, bạn có thể dùng nước cốt chanh. Bạn vắt ½ quả chanh vào chén, sau đó lấy khăn thấm nước chanh lau lên bề mặt bếp rồi dùng khăn ẩm thấm nước lau lại, đảm bảo mặt bếp sẽ sáng bóng.

Bạn cũng có thể bôi giấm hoặc cồn lên những vết bẩn loang lổ trên mặt bếp, để khoảng 10 phút rồi lau sạch lại sẽ thấy những vết bẩn ố biến mất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước cơm để vệ sinh bếp vì nước cơm có tác dụng hút sạch dầu mỡ trên mặt bếp. Để thực hiện, bạn dùng khăn thấm khi nước cơm còn ấm rồi thoa lên bề mặt bếp và để một vài phút, sau đó dùng khăn thấm nước rửa chén lau chùi lại là mặt bếp lại sạch sẽ hoàn toàn.

Để vết bẩn dễ dàng bị lau chùi nhất thì bạn nên dùng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng cho mặt kính cũng dễ dàng giúp bạn đánh bay vết bẩn trên bề mặt bếp.

Dùng baking soda để xóa vết xước trên mặt bếp



Với những vết bẩn cứng đầu trên mặt bếp

Những vết bẩn cứng đầu và bám lâu trên mặt bếp thường rất khó để làm sạch, bạn cần phải dùng dao chuyên dụng để vệ sinh. Bạn nên dùng những loại dao lưỡi không quá sắc để cạo các lớp bẩn, chú ý nên đặt ngang dao và cầm nghiêng khoảng 30- 40 độ để cạo tránh mặt bếp bị trầy xước.

Nếu chiếc bếp gia đình bạn có những vết xước nhỏ thì bạn cũng có thể dễ dàng xử lý bằng cách: dùng baking soda trộn với nước theo tỉ lệ 3:1 và bôi lên vết xước, để khoảng 10 phút. Sau đó , bạn dùng khăn mềm lau theo vòng tròn nhỏ đến khi vết xước biến mất.



3.      Những vật dụng không để lên bếp

Tuy bếp từ có mặt kính là kính cường lực cứng cáp, chịu lực chịu nhiệt tốt nhưng nếu bạn không cẩn thận khi sử dụng thì sẽ khiến bếp bị trầy xước mặt kính. Những vật dụng bạn không nên để lên mặt bếp như dao, kéo, vung xoong nồi, các vật sắc nhọn,… để hạn chế tối đa nguy cơ xước mặt kính.



Hãy áp dụng ngay những mẹo hay ở trên để giữ cho bếp từ gia đình bạn luôn được sáng bóng như mới nhé. Nếu đang có nhu cầu lựa chọn bếp nấu cho gia đình, các bạn có thể tham khảo những mẫu bếp từ tốt nhất của GRASSO tại đây nhé.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Những lưu ý về thông số kỹ thuật bếp từ

Bếp từ hiện đang được đông đảo người nội trợ ưa chuộng và trở thành xu thế của căn bếp hiện đại ngày nay. Để lựa chọn được một chiếc bếp từ tốt và phù hợp nhất, ngoài vấn đề giá cả và thương hiệu thì thông số kỹ thuật cũng là điểm rất đáng lưu tâm. Vậy cần lưu ý những gì về thông số kỹ thuật bếp từ?


Bếp từ đôi Grasso GS 77IT made in Italy



                          Mẹo vặt không thể bỏ qua khi vào bếp 

1.      Lựa chọn kích thước

Kích thước bếp là thông số vô cùng quan trọng, thường là một trong những tiêu chí lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng vì cần lựa chọn sản phẩm vừa với kệ bếp. Nếu sản phẩm ở mức giá vừa phải nhưng kích thước lại quá to hoặc quá nhỏ sẽ dẫn đến không lắp vừa kệ, thêm vào đó là sự mất cân bằng giữa kích thước các vật dụng. Những chiếc bếp lắp âm sẽ có kích thước khoét đá vừa vặn sao cho khi đặt bếp thì thân bếp chìm bên trong kệ, chỉ để lộ phần mặt kính và vùng nấu lên trên.

Nếu khi mua bếp mà nhà bạn chưa làm kệ tủ bếp thì sẽ rất đơn giản vì đã có sản phẩm để ướm thử kích thước và khoét kệ vừa vặn. Còn nếu nhà bạn đã có kệ bếp rồi thì cần chọn sản phẩm có kích thước vừa với kệ. Nếu bạn mua được chiếc bếp có kích thước khoét đá lớn hơn kích thước bếp ở trên kệ thì bạn vẫn có thể lắp đặt vừa chiếc bếp bằng cách thực hiện khoét đá.


2.      Chọn công suất bếp


Đa số các bếp từ thường có công suất từ 200W- 2200W, với các bếp từ cao cấp có chế độ Booster nấu siêu nhanh có thể giúp công suất bếp tăng khoảng 1,5 lần. Những bếp từ có công suất càng lớn thì thời gian nấu nướng càng nhanh, giúp bạn rút ngắn thời gian đun nấu. Tốt nhất bạn nên chọn mua những bếp từ có công suất cao để đáp ứng mọi hoàn cảnh nấu ăn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là những bếp từ công suất càng cao thì càng yêu cầu nguồn điện gia đình ổn định và mạnh.

3.      Nguồn điện gia đình

Bếp từ thường có công suất hoạt động lớn, phổ biến từ 1800W- 2200W. Bởi vậy, nguồn điện gia đình phải đảm bảo điện áp từ 220-240V, các phích và ổ cắm điện cũng phải trên 5 ampe.
Bạn cần thiết kế ổ cắm riêng biệt cho bếp từ, không dùng chung ổ với các thiết bị điện khác để tránh bị quá tải gây chập điện.


Nguồn điện cho bếp từ phải ổn định và đủ mạnh


4.      Chức năng an toàn

Các bếp từ hiện đều có các chức năng an toàn phổ biến như: hẹn giờ nấu, khóa trẻ em, cảnh báo nhiệt dư, tự ngắt khi quá nhiệt, ngắt khi nồi bị cạn nước hoặc không có nồi. Nếu bạn muốn chọn bếp có chức năng an toàn tuyệt đối thì chọn những dòng bếp từ cao cấp còn có chức năng cảm biến chống tràn (bếp tự ngắt khi có chất lỏng tràn lên bề mặt). Với những tính năng an toàn trên, bếp từ hiện được đánh giá là dòng bếp an toàn nhất, giúp người dùng hoàn toàn yên tâm nấu nướng.



Như vậy, nếu đang muốn chọn mua một chiếc bếp từ tốt cho gia đình thì hãy lưu ý đến những thông số kỹ thuật trên để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo một số mẫu bếp từ tốt nhất của GRASSO tại đây nhé. 

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

Chọn nồi nấu cho bếp từ để nấu nhanh và tiết kiệm điện nhất

Chúng ta đều biết, bếp từ là dòng bếp kén nồi nấu, chỉ nhận những loại nồi có đáy nhiễm từ. Chọn được loại nồi nấu vừa thích hợp với bếp từ lại vừa giúp đun nấu nhanh chóng và tiết kiệm điện thì thật tuyệt vời đúng không nào. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của blog về bếp từ tốt nhất nhé.

                          Lựa chọn nồi nấu phù hợp với bếp từ

1.      Chọn nồi có từ tính cao

Để chọn được nồi nấu có từ tính cao thì cần chọn được chất liệu nồi nấu phù hợp. Bếp từ hoạt động với nguyên lý dùng dòng điện từ Fuco để làm nóng trực tiếp nồi nấu. Do đó, chỉ những nồi nấu có đáy nhiễm từ như gang, thép, men sắt, inox mới thích hợp dùng với bếp từ. Những chất liệu này dẫn từ tốt, cho hiệu suất sinh nhiệt cao, bởi vậy nồi nấu nhanh nóng, lượng nhiệt được phân tán đều, giúp món ăn chín đều và nhanh. Vì vậy, chọn những loại nồi này giúp tiết kiệm điện đáng kể.

Để biết nồi có phù hợp với bếp từ hay không, cách thử rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng nam châm để thử. Nếu đáy nồi và nam châm hút nhau thì là nồi phù hợp và ngược lại.

Dùng nam châm nhận biết nồi nấu cho bếp từ


Bạn cũng có thể nhận biết nồi nấu cho bếp từ thông qua ký hiệu trên tem sản phẩm hoặc ký hiệu Induction dưới đáy nồi. Nếu bạn thấy có ký hiệu lò xo trên tem sản phẩm hoặc chữ Induction dưới đáy nồi thì đây là nồi nấu phù hợp với bếp từ.


Ký hiệu nhận biết nồi nấu cho bếp từ


Với các loại nồi có chất liệu không nhiễm từ hoặc hiệu suất sinh nhiệt thấp như đồng, nhôm, gang, thủy tinh, sứ, đất,… thì không nấu được trên bếp từ. Nếu muốn nấu thì phải dùng đến tấm lót bếp từ đặt dưới đáy nồi. Tuy nhiên, cách này thì thời gian nấu khá lâu, từ đó cũng tốn nhiều điện năng hơn.

2.      Chọn nồi đáy bằng phẳng


Nồi nấu được làm nóng nhanh nhất chỉ khi tiết diện tiếp xúc với vùng nấu là lớn nhất. Bởi vậy, bạn cần chọn những nồi có đáy bằng phẳng để lượng nhiệt được truyền đến đáy nồi nhiều và đều nhất. Những nồi có đáy lõm hoặc lồi có diện tích tiếp xúc với mặt bếp ít, vì thế chỉ nhận được lượng nhiệt ít, do đó cũng khiến nấu ăn lâu hơn. 

3.      Những lưu ý khi sử dụng nồi

-Khi bạn mới mua nồi về bạn nên rửa nó thật sạch và đổ nước vào đun sôi, bạn có thể thêm một chút giấm hoặc chanh vào nước. Khi tiến hành nấu ăn hãy đảm bảo lau sạch mặt bếp để đáy nồi khi đun sẽ không bị đen, mất thẩm mỹ.

-Chú ý không nên đun nấu ở nhiệt độ cao khi nấu thức ăn khi có dầu, để nồi không bị vết ố trên đáy nồi.

-Khi sử dụng nồi, chảo xong, bạn nên rửa sạch và lau khô để tránh tình trạng nước đọng lại có thể làm ố nồi. Khi vừa sử dụng nồi, chảo xong bạn tuyệt đối không nên đổ nước lạnh vào ngay vì dụng cụ nấu sẽ bị shock nhiệt và gây giảm tuổi thọ của nồi.





Chỉ với một vài bí quyết lựa chọn và sử dụng nồi, bạn đã có thể giúp quá trình nấu nướng nhanh chóng và tiết kiệm điện năng. Nếu đang cần lựa chọn bếp từ cho gia đình, bạn có thể tham khảo một số mẫu bếp từ tốt nhất của GRASSO tại đây nhé.


Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Những lưu ý đặc biệt khi sử dụng bếp từ

Bếp từ được đánh giá là dòng bếp thông minh và an toàn bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu bạn không tuân thủ các quy tắc an toàn thì vẫn có thể gặp phải những rủi ro không đáng có. Vậy khi sử dụng bếp từ cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của blog về bếp từ tốt nhất nhé.



1.      Lưu ý nồi nấu

Bếp từ là dòng bếp kén nồi, chỉ nhận những nồi nấu có đáy làm bằng chất liệu nhiễm từ như gang, thép, men sắt, inox. Nếu nồi nấu của gia đình bạn không dẫn từ như nồi thủy tinh, nồi đất, sứ thì bếp sẽ báo lỗi không nhận nồi nấu và bạn không thể nấu ăn.

Bạn cũng không nên dùng nồi có chất liệu dẫn từ thấp như nhôm hoặc đồng vì chúng có hiệu suất sinh nhiệt thấp, bởi vậy có thể khiến cuộn dây của bếp bị nóng lên và gây nguy hiểm cho bếp.

Để nhận biết những nồi nấu phù hợp với bếp từ, bạn chỉ cần dùng nam châm để thử. Nếu nam châm và đáy nồi hút nhau thì nồi nấu được trên bếp và ngược lại.

Bếp từ cũng có tính năng thông minh, rất an toàn trong quá trình đun nấu là khi nồi bị đun cạn nước thì bếp sẽ tự động ngắt để hạn chế rủi ro thức ăn bị cháy khét.


Thử nồi nấu bếp từ


2.      Lưu ý với nguồn điện


Bếp từ thường có công suất hoạt động lớn, phổ biến từ 1800W- 2200W. Bởi vậy, nguồn điện gia đình phải đảm bảo điện áp từ 220-240V, các phích và ổ cắm điện cũng phải trên 5 ampe.
Bạn cần thiết kế ổ cắm riêng biệt cho bếp từ, không dùng chung ổ với các thiết bị điện khác để tránh bị quá tải gây chập điện.




3.      Những vật dụng nên để xa bếp từ

Khi đun nấu bếp từ, sóng từ phát ra là rất yếu và không hề gây hại cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, vẫn có những thiết bị dễ bị ảnh hưởng bởi sóng từ của bếp, bạn cần đặt chúng cách xa nhau để không bị ảnh hưởng và hư hỏng như: điện thoại, máy ghi âm, máy quay hình,…

4.      Những vật dụng tránh để lên bếp


Tuy bếp từ có mặt kính được làm bằng kính cường lực cứng cáp, chịu lực chịu nhiệt tốt nhưng bạn cũng cần cẩn thận trong quá trình sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ xước mặt kính. Bạn không nên để các vật sắc nhọn lên mặt bếp như dao, kéo,… sẽ dễ tạo ra vết xước.

5.      Lưu ý sau khi dùng

Sau khi đã nấu ăn xong, bạn tắt bếp nhưng không được ngắt nguồn điện ngay vì lúc này các linh kiện bên trong vẫn còn đang nóng, cần chờ để quạt gió quạt nguội các linh kiện, tránh bị hỏng và giảm tuổi thọ.

Khi bếp đã nguội hoàn toàn, bạn nên vệ sinh lại mặt bếp sau mỗi lần nấu để đảm bảo bếp được sạch sẽ, tránh việc thức ăn bám dính trên bếp có thể bị cháy khét trong lần nấu sau vì mặt bếp bị nóng.


Vệ sinh bếp từ




Với những chia sẻ trên, hi vọng các bạn biết cách sử dụng bếp từ sao cho an toàn và bền lâu nhất. Để lựa chọn được những chiếc bếp từ tốt nhất cho gia đình, các bạn có thể tham khảo các mẫu bếp của GRASSO tại đây.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Thế nào là bếp từ chất lượng tốt?


Bạn đang cần tìm một chiếc bếp từ tốt cho gia đình, sử dụng bền lâu và an toàn nhưng không biết cách lựa chọn vì những hàng giả, hàng kém chất lượng hiện nay rất nhiều. Những tiêu chí về một chiếc bếp từ tốt sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất.


                          Lựa chọn nồi nấu phù hợp với bếp từ

1.      Tính năng thông minh, tiện dụng

Một bếp từ được đánh giá là sản phẩm tốt trước tiên cần đáp ứng các tính năng cơ bản và thông dụng nhất như:

- Chức năng hẹn giờ nấu: Với chức năng hẹn giờ nấu, bạn chỉ cần bật bếp nấu, chọn chế độ nấu và hẹn khoảng thời gian mà bạn muốn. Sau đó, mọi công việc còn lại sẽ được bếp tự động thực hiện. Khi hết thời gian hẹn giờ, bếp sẽ tự động ngắt mà bạn không cần phải bận tâm.

Tính năng hẹn giờ nấu ở bếp từ


- Chức năng khóa trẻ em an toàn: Khi kích hoạt chế độ khóa trẻ em thì chọn các chức năng khác nó sẽ không hoạt động. Với chức năng này, bạn không cần lo lắng các bé vô tình chạm vào các phím làm thay đổi chế độ nấu.

- Cảnh báo nồi nấu không phù hợp, nồi cạn nước hoặc không có nồi: Khi bếp không có nồi nấu hoặc nồi không phù hợp thì bếp sẽ hiện báo lỗi E0, bạn cần xem xét lại dụng cụ nấu. Khi nồi nấu trên bếp bị cạn nước, bếp cũng sẽ cảnh báo giúp bạn kịp thời khắc phục tình trạng cháy thức ăn.

- Chức năng cảnh báo nhiệt dư, tự ngắt khi quá nhiệt: Khi bếp từ hiện ký hiệu H tức là bếp bị quá nhiệt, không nên chạm tay vào mặt bếp tránh bị bỏng.
Đặc biệt, khi bạn đun trong thời gian lâu với công suất cao khiến bếp bị quá nhiệt, bếp sẽ tự động ngắt để đảm bảo an toàn cho người dùng và độ bền cho các linh kiện của bếp.

-Chức năng booster nấu siêu nhanh: Booster là chức năng có ở những dòng bếp từ cao cấp giúp tăng nhiệt độ nấu cho bếp bằng cách tăng công suất cao hơn mức công suất định mức của bếp. Chức năng Booster có thể đẩy công suất cao hơn 1,5 lần. Thực tế kiểm nghiệm, thời gian đun sôi 1 lít nước khi sử dụng chức năng Booster là vô cùng nhanh chóng, chỉ mất khoảng 3 phút.


Chức năng booster nấu siêu nhanh ở bếp từ


-Ở các dòng bếp từ cao cấp còn có chức năng cảm biến chống tràn: Chức năng cảm biến chống tràn là khi bếp từ có chất lỏng tràn lên bề mặt thì bếp sẽ tự động ngắt. Trong những trường hợp bạn đun nấu mà không để ý dẫn đến nước tràn ra bếp thì bếp từ sẽ ngừng hoạt động. Chức năng này đảm bảo an toàn cho người dùng và cả bếp từ.

-Tính năng thông minh nữa ở các bếp từ cao cấp là tạm dừng. Với tính năng này, bạn có thể cho bếp tạm dừng hoạt động trong khoảng thời gian ngắn nếu như có việc bận. Những chương trình nấu từ trước sẽ được lưu giữ lại và khi bật bếp nấu thì bếp sẽ hoạt động với các chương trình cũ. Tính năng này giúp bạn tiết kiệm lượng lớn điện năng vì không phải tốn lượng điện khởi động bếp.

2.      Linh kiện tốt


Linh kiện được người dùng quan tâm trước tiên đó là mặt kính bếp từ. Một chiếc bếp từ sở hữu mặ kính tốt, bền, đẹp thì chắc chắn độ an toàn và tuổi thọ cũng cao hơn. Các loại mặt kính hiện được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay có thể kể đến Schott Ceran, Eurokera, Ceramic, MonDragon Ceran. Đây đều là những loại mặt kính chịu lực chịu nhiệt tốt, độ sáng bóng cao tạo thẩm mỹ và dễ dàng vệ sinh.

Mâm nhiệt cũng là linh kiện quan trọng của bếp từ. Mâm nhiệt được nhiều chuyên gia đánh giá cao hiện nay là mâm nhiệt EGO. Sử dụng mâm nhiệt EGO made in Germany có độ bền cao (tuổi thọ lên đến 10 năm), sử dụng tiết kiệm điện năng bởi hiệu suất sinh nhiệt cao, sinh nhiệt tập trung vào đáy nồi, hiệu suất nhiệt lên đến hơn 80%. Theo kết quả thực nghiệm, thời gian đun sôi 1 lít nước của bếp gas nhiều hơn gần gấp đôi thời gian đun của bếp điện từ với mâm nhiệt EGO. Như vậy, sản phẩm sử dụng mâm nhiệt EGO giúp bạn nấu ăn nhanh, tiết kiệm thời gian và điện năng.

Mâm nhiệt EGO


Các sản phẩm sử dụng bản mạch PCB cũng được đánh giá cao. PCB được coi là linh kiện quan trọng bậc nhất trong lắp ráp điện tử kể từ khi là linh kiện để chế tạo chiếc radio đầu tiên (sản phẩm của kỹ sư Paul Eisler). Sau khi được thương mại hóa, PCB luôn khẳng định được tầm vóc không dễ dàng bị thay thế và được mệnh danh là “mẹ của các linh kiện điện tử”.

3.      Xuất xứ rõ và thương hiệu uy tín

Các dòng sản phẩm bếp từ tốt nhất hiện nay đều được biết đến có xuất xứ từ châu Âu. Sở dĩ nên chọn mua sản phẩm xuất xứ từ châu Âu hoặc sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu bởi những thương hiệu nổi tiếng, đáng tin cậy trong ngành thiết bị bếp đều được ra đời từ châu Âu. Đây cũng là cái nôi ra đời của chiếc bếp từ đầu tiên và được sử dụng vào những năm 1950.

Ngoài ra, để phân biệt được sản phẩm chính hãng và không chính hãng, bạn cần kiểm tra giấy chứng nhận về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ đối với các sản phẩm nhập khẩu. 

C/O (certificate of origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu (ở Việt Nam là Hải quan) cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại quốc gia đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu, thành ra có nhiều loại CO ( miễn thuế, ưu đãi thuế quan, có hạn ngạch,…). 

C/Q (certificate of quality): là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của CQ là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá.

Thương hiệu cũng là một vấn đề đáng lưu tâm khi bạn chọn mua sản phẩm. Những thương hiệu uy tín và được nhiều người tin tưởng, ưa chuộng về cung cấp bếp từ có thể kể đến như Bosch, Chefs, Teka, Grasso, Lorca, Munchen, Cata,… Lựa chọn sản phẩm của những thương hiệu uy tín này thì bạn có thể yên tâm về chất lượng cũng như chế độ bảo hành, bảo trì.


Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm bếp từ tốt và phù hợp nhất với gia đình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số mẫu bếp từ chính hãng, mẫu mã đẹp, chất lượng tuyệt vời của GRASSO tại đây nhé.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Nguyên nhân bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng. Cách khắc phục


Nhiều người nội trợ trong quá trình sử dụng bếp từ gặp phải trường hợp bếp vẫn có nguồn điện vào nhưng không thể nấu ăn vì không thể làm nóng nồi nấu. Tình trạng này khiến không ít người hoang mang vì không hiểu sao bếp vẫn hoạt động mà không nấu ăn được. Vậy thì hãy cùng blog về bếp từ tốt nhất tìm hiểu nguyên nhân bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng và cách khắc phục nhé.

                          Bí quyết giúp món chiên xào ngấm ít dầu mỡ

1.      Điện áp quá thấp

Mỗi bếp từ đều có mạch điện nhận biết giá trị điện áp. Khi điện áp không ổn định, quá nhỏ thì sẽ không đủ nguồn năng lượng cung cấp cho bếp. Lúc này, bếp vẫn hoạt động nhưng khối công suất sẽ bị ngắt phần điện. Khi khối công suất không hoạt động thì nồi nấu của bạn sẽ không được cấp nhiệt để làm chín thực phẩm.

Cách khắc phục của tình trạng này là kiểm tra hiệu suất nguồn điện của gia đình xem có phù hợp với nguồn điện bếp từ hay không vì nhiều dòng bếp từ nhập khẩu hay xách tay có nguồn điện cao, cần nguồn điện đủ lớn để hoạt động.




2.      Tụ điện lọc nguồn 5uF quá yếu 


Sau một thời gian sử dụng, các linh kiện của bếp cũng sẽ cũ và cần được bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay mới. Một trong những linh kiện nhanh phải bảo dưỡng của bếp từ là điện lọc nguồn 5uF được mắc trực tiếp với hai cực âm, dương của cầu diode. Khi tụ điện lọc nguồn 5uF yếu sẽ khiến điện dung của tụ điện bị giảm, năng lượng điện thấp nên không đủ cung cấp cho bếp, lượng nhiệt sinh ra cũng cực thấp dẫn đến bếp không làm nóng nồi nấu được.

Khi phát hiện lỗi này, bạn cần bảo dưỡng hoặc thay mới tụ điện để bếp hoạt động bình thường.




3.      Chết sò công suất

Khi chiếc bếp nhà bạn bị chết sò công suất IGBT thì khi cắm điện vào có thể bị cháy cầu chì hoặc nhảy aptomat. Trong trường hợp nhẹ thì IGBT bị chết ở dạng đứt mạch (đứt CE) thì bếp từ vẫn có biểu hiện hoạt động nhưng lại không làm nóng được dụng cụ nấu.

Bởi vậy, khi bếp bị đứt CE thì bạn cần phải thay thế chúng.

4.      Sử dụng nồi không đúng chất liệu

Bếp từ là dòng bếp kén nồi nấu, chỉ nhận những nồi có đáy làm bằng chất liệu nhiễm từ như gang, thép, men sắt, inox. Những loại nồi nấu có đáy không nhiễm từ như thủy tinh, sứ, đất, nhôm,… thì đều không nấu được trên bếp. Bởi vậy, nếu bạn sử dụng loại nồi không tương thích với bếp từ thì dù cho bếp vẫn chạy nhưng không thể nhận nồi nấu, vì vậy nồi không nóng và không thể nấu ăn.

Với trường hợp này, bạn chỉ cần thay thế nồi có đáy nhiễm từ là được. Để nhận biết nồi nấu được trên bếp từ rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng nam châm để thử. Nếu đáy nồi và nam châm hút nhau thì nồi tương thích với bếp và ngược lại.





Như vậy, nếu phát hiện chiếc bếp gia đình vẫn chạy nhưng lại không thể làm nóng dụng cụ nấu ăn thì có thể bếp đã bị một trong những lỗi trên. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng và khắc phục kịp thời để bếp hoạt động bình thường. Trong trường hợp đã xem xét và không phát hiện lỗi thì bạn hãy nhờ nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra và sửa chữa giúp. Nếu bạn đang có nhu cầu chọn mua một chiếc bếp từ cho gia đình thì có thể tham khảo một số mẫu bếp từ tốt nhất của GRASSO tại đây nhé.