Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

NHỮNG MÃ LỖI TRÊN BẾP TỪ GRASSO


Bếp từ là một thiết bị quen thuộc hiện nay, vậy nhưng nhiều người sử dụng nhưng lại không hề để ý đến hướng dẫn hay khuyến cáo của nhà sản xuất dẫn đến việc khi bếp báo lỗi thì không biết bếp đang gặp vấn đề gì để khắc phục cũng như báo với nhân viên bảo hành. Bởi vì mỗi một hãng bếp lại có hệ thống ký hiệu báo lỗi riêng, vì thế khi mua bếp của hãng nào bạn nên tìm hiểu về những mã lỗi của bếp hãng đó. Trong bài viết này hãy cùng với blog beptutotnhat tìm hiểu mã lỗi trên bếp điện từ của Grasso nhé!

 1. Bếp báo lỗi E0

Khi bếp từ báo lỗi E0 tức là bếp không nhận nồi nấu. Điều đó có nghĩa dụng cụ nấu của bạn không phù hợp với bếp từ. Vấn đề này cũng thường xảy ra vì nhiều người không biết rằng những loại nồi nấu nhiễm từ mới có thể nấu trên loại bếp này.

Lựa chọn nồi nấu có đáy nhiễm từ

Với lỗi này, bạn chỉ cần thay nồi nấu cho bếp. Cần chọn những dụng cụ nấu có đáy nhiễm từ như gang, thép, men sắt hoặc inox. Cách đơn giản nhất để nhận biết là bạn dùng nam châm để thử, nếu nam châm và đáy nồi hút nhau là bạn có thể dùng nồi đó cho bếp từ.

2. Bếp báo lỗi E1

Một ngày bạn đang nấu ăn bình thường mà gặp hiện tượng bếp báo lỗi E1, có nghĩa bếp đang quá nóng. Có thể bạn đang sử dụng nồi có khả năng hấp thụ nhiệt thấp hoặc bạn đang nấu thực phẩm với nhiệt lượng lớn hơn so với thực phẩm đó cần, như vậy thực phẩm có thể bị cháy vì vậy bếp báo lỗi để bạn khắc phục nhanh chóng.
Lúc này, bạn cần tắt bếp, nhấc nồi chảo ra khỏi mặt bếp và kiểm tra xem khe thông gió có bị bít kín không. Nếu không thì bạn chờ cho quạt tản nhiệt quạt cho bếp nguội, sau đó tiếp tục đun nấu. Và hãy nhớ sử dụng một mức nhiệt phù hợp để nấu nướng.

Bếp từ có thể gặp vấn đề với quạt tản nhiệt

 3. Bếp báo lỗi E2

Nhiều lần nấu nướng bạn có thể quên không cho thực phẩm vào nồi nấu và bạn đang đặt nồi không trên bếp. Bếp báo lỗi E2 báo hiệu nồi nấu của bạn không có thức ăn bên trong. Bạn cần cho thực phẩm vào và nấu.
Nếu trong nồi đã có thức ăn nhưng bếp vẫn báo E2 thì bạn hãy tắt bếp rồi chờ bếp nguội và nấu tiếp.

4. Bếp báo lỗi E3

Lỗi E3 báo hiệu nguồn điện bị quá tải hoặc thấp hơn 170V. Khi gặp lỗi này, bạn nên tắt bếp và kiểm tra lại nguồn điện. Nên dùng ổn áp là tốt nhất.

Sử dụng điệnq úa tải cũng sẽ khiến bếp từ bị lỗi

Khi dùng bếp từ bạn không nên sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn khác như: lò nướng, máy rửa bát, máy giặt,... vì như vậy có thể gây quá tải điện, ảnh hưởng đến quá trình đun nấu cũng như độ bền của bếp từ.

5. Bếp báo lỗi E4

Lỗi E4 báo hiệu dòng điện quá cao, nhiệt độ của dụng cụ nấu vượt quá 280 độ C. Lúc này bạn hãy tắt bếp, kiểm tra lại nguồn điện, chờ bếp nguội mới đun tiếp.

Bếp từ báo lỗi E4 trên màn hình hiển thị

Có hai nguyên nhân gây lên lỗi này vì vậy bạn cũng tránh để dụng cụ nấu của bạn quá nóng, như vậy vừa không cần thiết mà còn gây quá nhiệt cho bếp.

6. Bếp báo lỗi E5

Đây là lỗi báo hiệu trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt.
Với lỗi này bạn cũng cần tắt bếp, chờ bếp nguội rồi nấu tiếp. Sử dụng bếp vừa phải và hợp lý sẽ hạn chế được lỗi xảy ra với bếp.

7. Bếp báo lỗi E6

Khi thấy lỗi này tức là nhiệt độ đáy dụng cụ nấu của bạn quá cao hoặc cảm biến nhiệt có vấn đề. Hãy tắt bếp, nhấc nồi nấu ra, chờ cho đáy nồi giảm nhiệt rồi tiếp tục nấu.

Trên đây là 7 mã lỗi báo hiệu bếp từ của bạn đang gặp vấn đề khi đun nấu, với những mã lỗi này bạn chỉ cần nắm rõ là có thể nhanh chóng khắc phục mà chưa cần sự hỗ trợ của nhân viên bảo hành, tuy nhiên nếu hiện tượng này xảy ra quá nhiều hãy nhờ đến kỹ thuật viên để bếp nhà bạn sử dụng được hiệu quả nhất.

Tham khảo :





Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG QUAN TÂM VỀ BẾP TỪ



Việc sử dụng bếp từ, bếp điện từ không còn là điều lạ lẫm đối với nhiều người hiện nay, vậy khi mua bếp từ hay sử dụng bếp từ người dùng cần chú ý đến những vấn đề gì. Qua bài viết này blogbeptutotnhat sẽ gợi ý vài tiêu chí cho bạn có sự lựa chọn hợp lý và đúng đắn nhất về những chiếc bếp từ.

1. Sự phù hợp, mức độ thẩm mỹ

Chắc chắn khi lựa chọn một thiết bị hay một vật dụng gì đó người dùng phải suy nghĩ đến vấn đề liệu nó có phù hợp với không gian và thiết kế của gia đình mình không. Nếu không phù hợp chắc chắn bạn đã không lựa chọn nó, mặc dù bếp chỉ có màu đen nhưng tùy vào chất liệu mặt kính nó sẽ có độ thẩm mỹ khác nhau, những mặt kính xịn thường có màu đen tuyền, dày, trông bóng bảy và sẽ đẹp mắt hơn nếu được lắp đặt.

Lắp đặt một không gian bếp hợp lý và hài hòa

Vậy nên, bạn cần cân nhắc việc liệu nó có phù hợp với không gian bếp của nhà mình không, với tủ bếp, màu đá bếp hay màu sơn tường bếp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý về kích thước bếp và số lượng vùng nấu. Với kích thước bếp hãy chọn kích thước phù hợp với bếp, với vùng nấu hãy lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.

2. Chất lượng bếp

Hãy nên nhớ một điều rằng sự phù hợp nên được đi đôi với chất lượng sản phẩm. Khi được sử dụng một sản phẩm tốt bạn sẽ giảm thiểu được những phiền toái xảy ra trong quá trình đun nấu.
Chẳng hạn như một chiếc bếp có chất lượng mặt kính bình thường thì khả năng bị nứt vỡ do tác động của ngoại lực hay sốc nhiệt cũng sẽ cao hơn với những bếp được trang bị mặt kính tốt. Một chiếc bếp có bản mạch tốt, chạy ổn định cũng là điều cần thiết cho sự an toàn của bạn và hệ thông điện gia đình bạn. Vì thế hãy lựa chọn một chiếc bếp tốt, của những thương hiệu uy tín, mua tại địa chỉ uy tín và có chế độ bảo hành tốt.

Lắp đặt một chiếc bếp chất lượng 


3. Chất lượng đi kèm với giá cả

Chắc chắn mọi người biết rằng nếu muốn mua một chiếc bếp tốt bạn cần phải bỏ ra một khoảng chi phí lớn hơn so với thông thường. Giả dụ với những chiếc bếp nhập khẩu đắt đỏ nhưng chất lượng rơi vào top đầu thì bạn sẽ được tận hưởng hết thảy lợi ích nếu bạn chịu bỏ ra chi phí đó, hoặc bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những chiếc bếp có giá thấp hơn một chút và chất lượng ổn. Tốt nhất đừng nên sa đà vào những chiếc bếp thanh lý, những chiếc bếp giá rẻ mà không có nguồn gốc, bởi rất có thể bạn sẽ phải thay bếp của mình nhanh chóng hoặc sửa chữa nhiều lần. Vậy thì nếu tính kỹ có lẽ bạn đã quá lỗ khi không mua một chiếc bếp chất lượng hơn.

Mua bếp chất lượng chọn địa chỉ uy tín

Khi thay thế bếp và sửa chữa bếp bạn cũng gặp phải vô số vấn đề và hầu như nó đều gây rắc rối cho bạn trong một khoảng thời gian dù là ngắn hay dài.

Chính vì thế qua đây hãy suy xét về việc lựa chọn của mình không chỉ với bếp từ mà còn với nhiều thiết bị trong gia đình khác nhé!

Tham khảo thêm bài viết:




Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

TẠI SAO BẾP TỪ KHÔNG NHẬN NỒI NẤU?


Bếp từ ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện nay, trong quá trình sử dụng bếp từ có nhiều người gặp vấn đề bếp từ không nhận nồi nấu, điều này vừa gây hạn chế cho quá trình nấu nướng của bạn vừa cảnh báo việc bạn đã sử dụng sai phương pháp đối với chiếc bếp từ nhà mình. Vậy dấu hiệu nào giúp cho bạn nhận biết vấn đề đang ở nồi nấu hay ở bếp nhà bạn, cùng blog bếp từ tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Lựa chọn nồi nấu phù hợp cho bếp từ

Đầu tiên, với đặc thù cấu tạo của mình - bếp từ hoạt động theo nguyên lý làm nóng những vật liệu có thể dẫn điện vì vậy nguyên nhân chủ yếu cho việc bếp từ không nhận nồi nấu có lẽ là ở chiếc nồi nấu của bạn. Vậy nên khi gặp vấn đề bếp từ không nhận nồi nấu bạn nên kiểm tra lại cái nồi của mình xem nó có là vật liệu nhiễm từ không nhé, cách kiểm tra rất đơn giản hãy tham khảo qua bài viết dưới đây:


Bếp từ được thiết kế có một cuộn dây sinh từ đặt dưới mặt bếp dưới tấm kính cách điện. Vì cuộn dây truyền nhiệt thông qua cả kính đến đáy nồi nhiễm từ vì vậy mà kính bếp từ cần phải là loại kính có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt (hiện nay Shott ceran của Đức đang là ứng cử viên sáng giá nhất). Tuy vậy khi sử dụng bạn cũng nên đặc biệt bảo vệ mặt kính, tránh những tác động mạnh từ bên ngoài để có thể sử dụng bếp bền lâu hơn. Mặc dù bếp từ làm nóng thông qua mặt kính nhưng ngoài vùng nấu ra thì những vị trí khác đều không hề nóng, điều này sẽ rất an toàn trong quá trình nấu nướng của bạn. Khi nấu nướng xong cũng vậy bạn có thể vệ sinh những vùng ngoài vùng nấu vì nó không hề bị nóng, còn vùng nấu bạn cần đợi nó nguội thì mới nên vệ sinh.

Bếp từ chỉ làm nóng khi có vật nhiễm từ đặt trên vùng nấu 

Bếp từ hoạt động trên nguyên lý cảm ứng điện từ, chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng, bếp hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường trong cuộn dây và dòng điện. Trong quá trình lắp ráp bếp người ta đặt một cuộn dây dẫn điện dưới một tấm vật liệu cách điện, cách nhiệt (thường là sứ, mặt kính vì ngoài khả năng cách điện, cách nhiệt, nó còn có tính thẩm mỹ cao). Cơ chế hoạt động của bếp là khi cho dòng điện chạy qua, cuộn dây sẽ tạo ngay tức thời từ trường trong khoảng cách vài milimét trên bề mặt bếp. Như vậy khi đáy nồi làm bằng kim loại nhiễm từ nằm trong từ trường này thì sẽ sinh ra dòng điện và nóng lên, nấu chín thức ăn như đối với cách đun nấu thông thường.

Vì vậy tất cả những vật dụng đun nấu trên bếp từ cần có đáy bằng phẳng, nồi có chất liệu nhiễm từ (đặc biệt nên ưu tiên nồi inox), các loại nồi đồng hay nhôm cũng nhiễm từ nhưng hiệu suất đun nấu thấp vì nhiễm từ kém và đồng thời rất dễ gây ra hiện tượng mặt bếp quá nóng, bếp sẽ nhanh hỏng nếu sử dụng lâu dài. Khi bếp từ nhà bạn không nhận nồi nấu hãy nghĩ ngay đến nồi nấu nhà mình xem đã phải là nồi nấu có chất liệu phù hợp chưa nhé!

Thứ hai, khi bạn thấy rằng dụng cụ nấu nhà mình hoàn toàn phù hợp với bếp từ nhưng nồi vẫn gặp lỗi không nhận nồi, lúc này hãy quan sát đến vị trí đặt nồi của bạn xem nó đã chuẩn chưa. Thông thường khi bạn đặt nồi nấu quá lệch so với vị trí vùng nấu có thể bếp không nhận được nồi nấu và cảnh báo lỗi. Trường hợp khác cũng có thể xảy ra khi trong quá trình đun nấu bếp có sự rung động nhất định làm nồi nấu trượt đi dẫn đến việc bếp cảnh báo lỗi không nhận nồi. Như vậy bạn nên đặt nồi nấu đúng vị trí và chỉnh sửa vị trí nồi khi vô tình có sự dịch chuyển.

Nồi nấu có thể bị xô lệch vị trí

Cuối cùng, do phần cảm biến IC của thiết bị bị hư hỏng nên việc nhận diện nồi sẽ kém và thậm chí là không nhận nồi nấu. Những lúc phát hiện ra việc không nhận nồi không xuất phát từ dụng cụ nấu thì nên liên hệ ngay với nhân viên bảo hành, kỹ thuật để kiểm tra lại bếp của mình để đảm bảo quá trình sử dụng.

Nhờ đến nhân viên kỹ thuật nếu bếp từ không nhận nồi nấu mà không phải do nồi

Như vậy, với chia sẻ trên mong rằng bạn sẽ có những dấu hiệu nhận biết và khắc phục vấn đề bếp từ không nhận nồi nấu, đồng thời kịp thời xử lý.

Tham khảo: